Tin tức

Cơ hội phát triển, khám phá tiềm năng của bản thân khi làm việc trong môi trường chuyên nghiệp với những thách thức nhằm bứt phá mọi giới hạn của bản thân

Ngày 16/7/2024, Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ Logistics Đại Dương đã long trọng tổ chức Lễ Vinh danh Nhân viên xuất sắc Quý I, Quý II và Tiệc Sinh nhật Quý II cho toàn thể cán bộ nhân viên Công ty.

Trong bài phát biểu mở đầu Chương trình, Ban lãnh đạo Công ty khẳng định: “Để Đại Dương Logistics có được sự phát triển như ngày hôm nay, tất cả là nhờ vào sự nỗ lực và cố gắng của tất cả các bạn. Chúng tôi xin tri ân tất cả những sự cống hiến đó. Hi vọng rằng, các bạn sẽ vẫn tiếp tục giữ vững tinh thần và sự nhiệt huyết này, tiếp tục gắn bó với Công ty, cùng nhau đưa Đại Dương tiếp tục phát triển vượt bậc hơn nữa!”.

Nhân viên xuất sắc của các Bộ phận lần lượt được xướng tên:

Nhân viên xuất sắc của Bộ phận: Kho ngoại quan, Khai thác hàng và Kế toán tài chính
Nhân viên xuất sắc Bộ phận: Nghiệp vụ
Nhân viên xuất sắc Bộ phận: Nghiệp vụ

 

Phần thứ hai của Chương trình là Tiệc sinh nhật Quý II đầy ấm cúng:

 

Ngày 16/7/2024, Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ Logistics Đại Dương đã long trọng tổ chức Lễ Vinh danh Nhân viên xuất sắc Quý I, Quý II và Tiệc Sinh nhật Quý II cho toàn thể cán bộ nhân viên Công ty. Trong bài phát biểu mở đầu Chương trình, Ban lãnh ...

Ngày 30/4 – 1/5 vừa qua, Đại Dương Logistics đã chọn Bản Mường Xanh, Hòa Bình làm địa điểm dừng chân cho chuyến Team Building Hè 2024.

Đúng với tinh thần của chuyền đi, không quản ngại thời tiết nắng nóng các thành viên của Đại Dương Logistics đã cháy hết mình với các trò chơi.

Tinh thần trẻ trung, không bao giờ lùi bước được thể hiện thông qua những sự đoàn kết, quyết chiến quyết thắng, vượt qua mọi thử thách của các đội chơi ngày hôm đó. Tình đồng đội cũng như tinh thần gắn kết của toàn thể mọi người đã được nâng cao vô cùng.

HÃY CÙNG NHÌN LẠI NHỮNG HÌNH ẢNH ĐÁNG NHỚ TRONG CHUYẾN ĐI NÀY

 

Check in Bản Mường Xanh
Mỗi đội có một cách chơi riêng

Gắn bó

Khéo léo – Linh hoạt

Vượt tầm cao

Đoàn kết

Bứt phá – Thành công

 

Ngày 30/4 – 1/5 vừa qua, Đại Dương Logistics đã chọn Bản Mường Xanh, Hòa Bình làm địa điểm dừng chân cho chuyến Team Building Hè 2024. Đúng với tinh thần của chuyền đi, không quản ngại thời tiết nắng nóng các thành viên của Đại Dương Logistics đã cháy hết mình với các trò ...

Ngày 09/10/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định 113/2017/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất, có hiệu lực từ ngày 25/11/2017.

Ngày 09/10/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định 113/2017/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất, có hiệu lực từ ngày 25/11/2017.

Kho chứa hóa chất nhập khẩu

Theo văn bản này, các tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất cần biết một số quy định, cụ thể như sau:

1. Hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện – Quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất

Là những hóa chất có trong Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp ban hành tại Phụ lục I kèm theo Nghị định 113/2017, hoặc là.hỗn hợp chất chứa các chất có trong Phụ lục I và hỗn hợp chất chứa các chất có trong Phụ lục II mà không thuộc trường hợp quy định tại Điều 14 của Nghị định 113/2017 được phân loại theo quy định tại Điều 23 của Nghị định 113/2017  thuộc ít nhất một trong các nhóm phân loại sau đây:

a) Nguy hại vật chất cấp 1, 2, 3 hoặc kiểu A, B, C và D;

b) Độc cấp tính (theo các đường phơi nhiễm khác nhau) cấp 2, 3;

c) Tổn thương nghiêm trọng, kích ứng mắt cấp 1, 2/2A;

d) Ăn mòn, kích ứng da cấp 1, cấp 2;

đ) Tác nhân gây ung thư, đột biến tế bào mầm, độc tính sinh sản cấp 2;

e) Nguy hại môi trường cấp 1.

Tổ chức, cá nhân muốn xuất khẩu, nhập khẩu các loại hóa chất này phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp do Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở kinh doanh cấp

2. Hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp – Quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất

Là những chất có trong Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp được ban hành tại Phụ lục II kèm theo Nghị định 113/2017, hoặc là hỗn hợp chất chứa các chất có trong Phụ lục II kèm theo Nghị định 113/2017  được phân loại theo quy định tại Điều 23 của Nghị định 113/2017 thuộc ít nhất một trong các nhóm phân loại sau đây:

a) Độc cấp tính (theo các đường phơi nhiễm khác nhau) cấp 1;

b) Tác nhân gây ung thư cấp 1A, 1B;

c) Độc tính sinh sản cấp 1A, 1B;

d) Đột biến tế bào mầm cấp 1A, 1B.

Tổ chức, cá nhân muốn xuất khẩu, nhập khẩu các loại hóa chất này phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất hạn chế trong lĩnh vực công nghiệp do Bộ Công Thương cấp

Hóa chất trong quá trình vận chuyển

3.Hóa chất cấm – Quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất

Danh mục hóa chất cấm được ban hành tại Phụ lục III kèm theo Nghị định 113/2017.Trong trường hợp đặc biệt để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, việc sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất cấm thực hiện theo quy định tại Điều 19 của Luật hóa chất và quy định của Chính phủ.

4. Hóa chất phải khai báo – Quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất

Danh mục hóa chất phải khai báo được ban hành tại Phụ lục V kèm theo Nghị định 113/2017. Hóa chất phải khai báo bao gồm các chất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo và các hỗn hợp chứa các chất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo được phân loại theo quy định tại Điều 23 của Nghị định 113/2017 là hóa chất nguy hiểm trừ trường hợp được miễn trừ theo quy định tại Điều 28 Nghị định 113/2017.

Các trường hợp miễn trừ khai báo hóa chất – Quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất

– Hóa chất được sản xuất, nhập khẩu phục vụ an ninh, quốc phòng, ứng phó các sự cố thiên tai, dịch bệnh khẩn cấp;

– Hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất bảng đã được cấp phép sản xuất, nhập khẩu;

– Hóa chất nhập khẩu dưới 10 kg/một lần nhập khẩu. Trường hợp miễn trừ nêu tại điểm này không áp dụng đối với các hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp;

– Hóa chất là nguyên liệu sản xuất thuốc đã có Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam, nguyên liệu sản xuất thuốc là dược chất để sản xuất theo hồ sơ đăng ký thuốc đã có Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam;

– Hóa chất là nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật đã có Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam.

Thủ tục khai báo và thông quan hóa chất thuộc danh mục phải khai báo:

•Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất phải khai báo có trách nhiệm thực hiện khai báo hóa chất nhập khẩu trước khi thông quan qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.

•Thông tin phản hồi khai báo hóa chất nhập khẩu qua Cổng thông tin một cửa quốc gia theo mẫu quy định tại Phụ lục VI Nghị định 113/2017, có giá trị pháp lý để làm thủ tục thông quan.

Trường hợp phát sinh sự cố hệ thống, tổ chức, cá nhân không thể thực hiện khai báo qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, trong thời gian chờ khắc phục sự cố, tổ chức, cá nhân có thể thực hiện khai báo hóa chất nhập khẩu qua hệ thống dự phòng do Cơ quan tiếp nhận thông tin khai báo quy định.

5.Tiền chất công nghiệp – Quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất

Tiền chất công nghiệp là các hóa chất được sử dụng làm nguyên liệu, dung môi, chất xúc tiến trong sản xuất, nghiên cứu khoa học, phân tích, kiểm nghiệm, đồng thời là các hóa chất không thể thiếu trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy, được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành. Danh mục tiền chất công nghiệp được phân theo mức độ nguy hiểm để quản lý, kiểm soát cho phù hợp, gồm tiền chất công nghiệp Nhóm 1 và tiền chất công nghiệp Nhóm 2:

a) Tiền chất công nghiệp Nhóm 1 gồm các hóa chất thiết yếu được sử dụng trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy;

b) Tiền chất công nghiệp Nhóm 2 gồm các hóa chất được sử dụng làm chất phản ứng hoặc làm dung môi trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy.

Quy định về xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp:

•Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp phải có Giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp. Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp là điều kiện để thông quan khi xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp

•Thời hạn của Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất:

a) Đối với tiền chất công nghiệp Nhóm 1, Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu được cấp cho từng lô xuất khẩu, nhập khẩu và có thời hạn trong vòng 6 tháng kể từ ngày cấp;

b) Đối với tiền chất công nghiệp Nhóm 2, Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu có thời hạn trong vòng 6 tháng kể từ ngày cấp.

•Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp có thể được cấp lại, điều chỉnh, gian hạn theo quy định tại Nghị định 113/2017

Các trường hợp miễn trừ giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp – Quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất

a) Hàng hóa chứa tiền chất công nghiệp Nhóm 1 có hàm lượng nhỏ hơn 1% khối lượng;

b) Hàng hóa chứa tiền chất công nghiệp Nhóm 2 có hàm lượng nhỏ hơn 5% khối lượng.

Ngày 09/10/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định 113/2017/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất, có hiệu lực từ ngày 25/11/2017. Ngày 09/10/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định 113/2017/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của ...

Tại dự thảo Thông tư quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với một số loại hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan, Bộ Tài chính đã bổ sung một số hướng dẫn mới về thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất theo quy định.
Cụ thể, đối với hồ sơ hải quan tạm nhập, khi làm thủ tục hải quan tạm nhập ngoài những chứng từ như đối với hàng nhập khẩu thương mại, thương nhân phải: Đăng ký cửa khẩu tái xuất hàng hóa trên ô “ghi chép khác” của tờ khai hải quan; nộp vận đơn đích danh (ghi rõ tên người nhận hàng) và không được chuyển nhượng, có 1 bản sao ghi số giấy phép hoặc số giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất do Bộ Công Thương cấp (trừ hàng hóa tạm nhập qua cửa khẩu đường bộ).

Bên cạnh đó, đối với bản sao hợp đồng xuất khẩu, so với quy định hiện hành, dự thảo bổ sung quy định: Khi làm thủ tục tạm nhập, công chức hải quan kiểm tra, đối chiếu hợp đồng xuất khẩu với bộ hồ sơ tạm nhập, ghi rõ số tờ khai tạm nhập, ký tên, đóng dấu công chức trên hợp đồng xuất khẩu và trả cho người khai hải quan để làm thủ tục tái xuất.

Ngoài ra, thương nhân phải nộp 1 bản sao Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất của Bộ Công Thương.

Thương nhân cũng phải nộp 1 bản chính Giấy phép tạm nhập tái xuất hàng hóa của Bộ Công Thương (đối với mặt hàng theo quy định phải được Bộ Công Thư

Tại dự thảo Thông tư quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với một số loại hàng hóa...

Đây là chia sẻ của ông Nguyễn Kim Chinh – Chủ tịch HĐQT Công ty Vận tải biển Tân Bình trước những khó khăn lớn mà ngành vận tải biển đang phải đối mặt.

– Là người nhiều năm gắn bó với lĩnh vực kinh doanh vận tải quốc tế, xin ông cho biết suy nghĩ của mình về tình hình kinh doanh vận tải biển hiện nay?

Vận tải biển luôn là ngành “nhạy cảm” với tình hình chính trị, kinh tế thế giới, nhất là sự lên xuống của giá nhiên liệu và cán cân xuất nhập khẩu hàng hóa trong và ngoài nước.

Chính vì điều này mà trong giai đoạn kinh tế toàn cầu rơi vào khủng hoảng vừa qua đã làm cho không ít công ty vận tải biển làm ăn thua lỗ, nhiều đơn vị phá sản.

Bản thân doanh nghiệp chúng tôi cũng đã phải liên tục thay đổi chiến lược kinh doanh, cảnh giác, linh hoạt trong mọi tình huống và khó khăn lắm mới duy trì được sự ổn định để có thể sẵn sàng bứt phá khi kinh tế khởi sắc hơn.

– Ông có nhận định gì về tương lai gần của ngành vận tải biển?

Theo tôi, khó khăn của ngành vận tải biển sẽ còn kéo dài tới hết năm 2013. Sang năm 2014 thì vận tải biển mới có thể phục hồi được, nhưng chắc chắn sẽ không có nhiều sự bứt phá. Còn về lâu dài thì cá nhân tôi vẫn tin rằng vận tải biển vẫn là lĩnh vực nhiều tiềm năng và sẽ bứt phá nhanh, mang về nhiều ngoại tệ cho đất nước. Tuy nhiên để cạnh tranh thắng thế và tìm được chỗ đứng vững chắc lâu dài thì việc cần làm lúc này đối với vận tải biển Việt Nam là đẩy mạnh trẻ hóa và cơ cấu hợp lý đội tàu. Trong đó nên chú trọng đầu tư vào các loại tàu bách hóa, tàu container, tàu dầu… có kỹ thuật hiện đại, trọng tải lớn. Cùng với đó, các công ty vận tải biển hãy đầu tư nhiều hơn nữa cho phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Đồng thời liên tục linh hoạt, không ngừng nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh, khai thác nguồn hàng xuất khẩu, nhất là nguồn hàng xuất khẩu trong nước để tạo dựng thương hiệu trên thị trường vận tải khu vực và thế giới.

– Có nhiều việc cần làm để tăng sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp vận tải biển trong nước. Tuy nhiên, theo ông thì đâu là việc cốt yếu nhất?

Vận tải biển chỉ có thể khởi sắc trở lại sau năm 2013

Tôi cho rằng, việc đầu tiên và quan trọng nhất, cơ bản nhất vẫn là công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực hàng hải, trong đó có lĩnh vực vận tải biển. Nếu không có người giỏi và tâm huyết thì rất khó có sự đột phá. Việc đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực vận tải biển phải coi trọng cả lý thuyết và thực hành, theo tiêu chuẩn quốc tế. Theo tôi, thời gian tới, cần phải tăng cường hơn nữa mối liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp, qua đó, tạo điều kiện cho người học có kiến thực lý thuyết tốt nhất đồng thời có tay nghề cao, khả năng thực hành và ngoại ngữ tốt, đáp ứng nhu cầu hàng hải quốc tế.

Có một thực tế là hiện nay, nhiều sĩ quan thuyền viên đi tàu chỉ để tranh thủ một vài năm có kinh tế là chuyển ngay lên bờ. Họ sợ đi biển gặp nhiều rủi ro, vất vả, sợ xa gia đình… Thiếu con người có tâm huyết với nghề thì vận tải biển rất khó có sự cạnh tranh với các hãng tàu nước ngoài.

Đây là chia sẻ của ông Nguyễn Kim Chinh – Chủ tịch HĐQT Công ty Vận tải biển Tân Bình trước những khó khăn lớn mà ngành vận tải biển đang phải đối mặt.

Trong bất cứ một ngành dịch vụ nào thì việc đáp ứng tốt những nhu cầu của khách hàng đặt ra luôn là ưu tiên hàng đầu của các công ty. Và dịch vụ khách hàng trong logistics cũng là mối quan tâm hàng đầu trong ngành logistics. Chính sự trung thành của khách hàng và tỉ lệ mà khách hàng tái sử dụng dịch vụ logistics chính là thước đo sự thành công trong lĩnh vực chăm sóc khách hàng của mỗi doanh nghiệp.

Dịch vụ khách hàng trong logistics là gì?
Dịch vụ khách hàng trong logistics là các hoạt động, hành động phục vụ được cung cấp thêm, đóng vai trò là giá trị gia tăng. Với mục đích là đem đến giá trị nhiều hơn so với dịch vụ cốt lõi mà khách hàng cần thiết và đem lại sự hài lòng nhiều nhất cho khách hàng. Đối với các doanh nghiệp hay các tổ chức kinh doanh hiện nay đều cung cấp thêm các dịch vụ cho khách hàng bên cạnh sản phẩm chính của họ.

Dịch vụ khách hàng trong logistics là gì?

Các yếu tố quan trọng đối với dịch vụ khách hàng trong logistics
1. Thời gian
Đối với cuộc sống hiện nay, thời gian luôn là yếu tố được xem trọng hàng đầu. Do đó trong dịch vụ khách hàng của logistics, thời gian là một yếu tố cực kì quan trọng để tạo nên sự hài lòng cho khách hàng.

Không chỉ đối với ngành logistics, mà bất cứ ngành nghề nào thì thời gian mà khách hàng nhận được sản phẩm càng ngắn thì khách hàng sẽ càng hài lòng.

2. Độ tin cậy
Đây chính là một yếu tố không thể nào thiếu đối với dịch vụ khách hàng trong logistics. Đối với độ tin cậy thì thương hiệu sẽ luôn là yếu tố được khách hàng quan tâm nhất. Nếu thương hiệu của dịch vụ mà công ty bạn cung cấp có độ tin cậy càng cao. Thì dịch vụ khách hàng càng có cơ hội để làm thỏa mãn khách hàng lớn hơn.

Dịch vụ khách hàng trong logistics là gì?

Điển hình thực tế là khi chúng ta mua hàng, nếu mua ở những thương hiệu uy tín thì sẽ luôn cảm thấy an toàn hơn. Chúng ta sẽ không cần phải lo lắng hay áp lực về việc lừa đảo hay những gì tương tự khi sử dụng sản phẩm đó.

>>> Xem thêm: Dịch vụ logistics 1PL 2PL 3PL 4PL 5PL là gì?

3. Giá tiền
Sự cạnh tranh về giá là chưa bao giờ hạ nhiệt trong thị trường hiện nay. Đặc biệt là khi mà khách hàng luôn luôn thích những sản phầm có giá rẻ hơn. Hay nói đúng hơn là có giá cả phù hợp với nhu cầu của họ.

Nếu dịch vụ logistics của bạn có thể cung cấp cùng các mặt hàng, cùng chất lượng (hoặc là chất lượng cao hơn). Nhưng lại có giá thành rẻ hơn thì hiển nhiên bạn sẽ có một lợi thế rất lớn.

4. Độ linh hoạt

Độ linh hoạt chính là khả năng linh động về sản phẩm cung cấp theo nhu cầu của khách hàng. Hiện nay, khách hàng luôn luôn mong muốn được sử dụng những sản phẩm có thể giải quyết được vấn đề của họ. Vì vậy, nếu có thể hãy luôn tùy biến sản phẩm để nó có thể phù hợp nhất với nhu cầu khách hàng.

Dịch vụ khách hàng trong logistics

Dịch vụ khách hàng trong logistics bao gồm những hoạt động nào?
1.Quản lý chuỗi cung ứng:
Đối với quản lý chuỗi cung ứng trong dịch vụ logistics, khách hàng chỉ cần giao hàng, còn lại công ty của bạn sẽ giúp họ thiết kế chuỗi cung ứng hợp lý. Ngoài ra, bạn còn sẽ thực hiện việc nhận đơn hàng, lên kế hoạch vận chuyển và thu về hóa đơn. Để tạo được sự tin tưởng cho khách hàng, bạn hãy thực hiện các công việc này thật nhanh chóng và có trách nhiệm.

2. Dịch vụ vận chuyển
3. Dịch vụ lưu kho
Dịch vụ khách hàng trong logistics

Để tạo nên một dịch vụ khách hàng trong logistics chuyên nghiệp và bài bản. Bạn tạo nên một dịch vụ lưu kho với hệ thống cross-docking. Điều này sẽ làm giảm đáng kể chi phí lưu kho của hàng hóa và tăng hiệu quả kinh doanh.

Trong bất cứ một ngành dịch vụ nào thì việc đáp ứng tốt những nhu cầu của khách hàng đặt ra luôn là ưu tiên hàng đầu của các công ty. Và dịch vụ khách hàng trong logistics cũng là mối quan tâm hàng đầu trong ngành logistics.

KHÁCH HÀNG CỦA OCEAN LOGISTICS