Ocean Logistics

1. Khái niệm về ưu tiên
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Theo Luật doanh nghiệp 2020, kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Như vậy, về cơ bản doanh nghiệp là tổ chức kinh tế vị lợi, mặc dù thực tế một số tổ chức doanh nghiệp có các hoạt động không hoàn toàn nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Ưu tiên theo từ điển tiếng Việt được hiểu theo nghĩa là được coi trọng hơn, hoặc được hưởng một số quyền lợi trước, hay dành được sự quan tâm của mọi người. Đặc biệt được hiểu theo nghĩa là khác với bình thường về chức năng hoặc mức độ khả năng.
Ưu tiên đặc biệt là khái niệm ghép, nó phải được coi trọng trước tiên hoặc được hưởng mọi sự quan tâm trước tiên.
2. Khái niệm về doanh nghiệp ưu tiên
“Doanh nghiệp ưu tiên” được bắt nguồn từ khái niệm quốc tế bằng tiếng Anh là Authorized Economic Operator viết tắt là AEO có nghĩa là đối tác kinh tế được uỷ quyền. Bản Chỉ dẫn về AEO của EU đã đưa ra khái niệm về AEO: “Một Chứng nhận AEO – là việc đơn giản hoá Thủ tục Hải quan/An ninh và an toàn được cấp cho bất kỳ đối tác kinh tế nào được thiết lập trong Cộng đồng muốn hưởng các lợi ích mà chứng nhận AEO đem lại nếu đối tác kinh tế đó đáp ứng được các tiêu chí về tuân thủ pháp luật hải quan, chuẩn kế toán, thanh khoản và duy trì các chuẩn an ninh, an toàn phù hợp… Kèm theo đó, Hải quan chỉ có thể chấp nhận các đơn xin cấp chứng nhận AEO là “Đối tác kinh tế chỉ là một chủ thể trong quá trình kinh doanh tham gia vào các hoạt động được luật pháp hải quan điều chỉnh”.
Còn khung tiêu chuẩn an toàn SAFE Framework trong Bản tóm tắt chương trình AEO của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) định nghĩa một AEO là: “Một bên tham gia vào di chuyển hàng hóa quốc tế với bất cứ chức năng nào đã được cơ quan hải quan quốc gia phê duyệt hoặc thay mặt cho cơ quan hải quan quốc gia tuân thủ các tiêu chuẩn an ninh của WCO hoặc các tiêu chuẩn an ninh chuỗi cung ứng tương đương. AEO bao gồm trong đó các nhà sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, môi giới, vận chuyển, các nhà buôn, các hãng trung gian, bến cảng, sân bay, các đơn vị cảng vụ, đơn vị tích hợp, kho bãi, nhà phân phối…”.
Theo Thông tư 63/2011/TT- BTC ngày 13/5/2011, Doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan gọi tắt là doanh nghiệp ưu tiên được hưởng chế độ ưu tiên quy định tại thông tư này ở tất cả các đơn vị hải quan trong toàn quốc, cả trong giai đoạn làm thủ tục thông quan hàng hóa và giai đoạn kiểm tra sau thông quan. Doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên thì được hưởng chế độ ưu tiên mà các doanh nghiệp khác không được hưởng khi thực hiện xuất nhập khẩu hàng hoá của doanh nghiệp hoặc thực hiện dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu (trừ hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp được ưu tiên trong xuất khẩu hàng hóa là thủy sản, nông sản, dầu thô có xuất xứ thuần túy Việt Nam) hay mua bán ở nội địa.
3. Quan niệm về doanh nghiệp ưu tiên
Tại Việt Nam hiện nay, có thể hiểu “doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực hải quan là doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại quốc tế được hưởng một số chế độ ưu tiên theo quy định của pháp luật trong quá trình làm thủ tục hải quan và thực hiện kiểm tra sau thông quan”.
Như vậy, AEO hiểu theo nghĩa tiếng Anh của từ này và bản chất của Chương trình AEO rộng hơn cụm từ “Doanh nghiệp ưu tiên”. Thực chất AEO có thể hiểu là các đối tác kinh tế (Việt Nam hiện nay tạm hiểu là doanh nghiệp nhưng cần định nghĩa rộng hơn) có hệ thống tự đánh giá và kiểm soát độ tuân thủ pháp luật được phép hành động trong mức độ nhất định theo sự ủy quyền của cơ quan Hải quan. Các quy định về AEO của quốc tế và Doanh nghiệp ưu tiên của Việt Nam có nhiều điểm chưa thực sự đồng nhất dẫn tới những cách hiểu khác nhau, nhưng về cơ bản, các doanh nghiệp này được hưởng một số ưu tiên vượt trội trong hoạt động thương mại quốc tế. Tuy nhiên, để chương trình AEO muốn được thực hiện cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, phải được sự đồng thuận của Chính phủ và sự hỗ trợ của Lãnh đạo cấp cao nhất của Cơ quan quản lý hải quan.
Thứ hai, chương trình phải cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế. Việc này phải được chứng minh bằng các thủ tục đơn giản, giảm sự chậm trễ và quan hệ làm việc mới đã được tăng mức độ tuân thủ các yêu cầu của hải quan. Hơn hết, việc tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế là tiền đề cho quá trình hài hoà thủ tục hải quan do đặc thù tính quốc tế hoá của chuỗi cung ứng hàng hoá quốc tế .
Thứ ba, cơ quan Hải quan phải cam kết về tính chuyên nghiệp và thống nhất. Các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu không thể thành công như mong đợi nếu không có sự thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ trách nhiệm của đội ngũ công chức hải quan.
Thứ tư, Chính phủ quyết định hướng nhập khẩu, hướng xuất khẩu hay chính sách mặt hàng. Điều này phụ thuộc vào từng quốc gia. Chính phủ không chỉ cảnh giác với trước việc đảm bảo an ninh thông qua chuỗi cung ứng nhập khẩu mà còn đảm bảo tính cạnh tranh của mình trên thị trường quốc tế bằng cách bảo vệ thị trường xuất khẩu và thương hiệu hàng hóa.
Thứ năm, tăng cường mối quan hệ đối tác hải quan doanh nghiệp. Trong quản lý hải quan hiện đại, hệ thống kiểm soát truyền thống đã nhường chỗ cho các hệ thống chọn lọc dựa trên quản lý rủi ro. Các hệ thống này đã giúp cho các yêu cầu tuân thủ các yêu cầu hải quan dễ dàng hơn. Những doanh nghiệp không tuân thủ sẽ bị phạt nặng, những doanh nghiệp tuân thủ phải được thưởng bằng việc ưu tiên trong lĩnh vực hải quan. Thông qua cách tiếp cận kiểm soát ít có tính đối kháng, ngành hải quan có thể vừa đảm bảo an ninh cho chuỗi thương mại quốc tế vừa tạo thuận lợi cho dòng thương mại hợp pháp, tăng nguồn thu cho đất nước.
4. Những ưu tiên đối với doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn ưu tiên
4.1. Đối tượng và lĩnh vực liên quan đến chương trình ưu tiên
Chuỗi cung ứng quốc tế là một quy trình kể từ giai đoạn sản xuất hàng hóa cho tới giai đoạn chuyển giao hàng hóa đó tới người sử dụng cuối cùng, bao gồm cả hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa. Như vậy, bản chất vận động của hàng hoá là do tác động của “con người”, hay rộng hơn là các chủ thể doanh nghiệp vận hành, kiểm soát tác động vào chuỗi cung ứng để đạt được các giá trị gia tăng hay lợi nhuận. Do đó, vai trò của doanh nghiệp là quyết định trong việc tạo ra các “rủi ro” dù là vô tình hay cố tình cho chuỗi cung ứng hàng hoá quốc tế. Chính vì vậy, để đảm bảo an ninh cho chuỗi cung ứng quốc tế này các cơ quan hải quan không nên chỉ tập trung vào các hàng hóa nhập khẩu và việc kiểm soát đối với các hàng hóa này mà còn cần phải đảm bảo an toàn cho cả chuỗi cung ứng quản lý cho được các chủ thể trong chuỗi.. Những nỗ lực trong việc đảm bảo an ninh cho chuỗi cung ứng quốc tế không chỉ nhằm mục đích bảo vệ mà còn góp phần làm cho các hoạt động luân chuyển hàng hoá trong chuỗi cung ứng diễn ra suôn sẻ hơn. Tham gia vào chuỗi cung ứng này gồm rất nhiều doanh nghiệp, từ sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, vận tải ….
Doanh nghiệp sản xuất có trách nhiệm đảm bảo một quy trình sản xuất an toàn và an ninh cho các sản phẩm của mình; đảm bảo cung cấp cho khách hàng các sản phẩm an toàn, an ninh với chất lượng tốt.
Doanh nghiệp xuất khẩu tuân thủ các thủ tục pháp lý liên quan tới việc xuất khẩu hàng hóa theo các quy định pháp luật về hải quan, bao gồm các chính sách thương mại và các loại thuế và phí xuất khẩu (nếu có) và đảm bảo cung cấp hàng hóa an toàn và an ninh.
Bên giao vận tuân thủ các thủ tục pháp lý trong vận chuyển hàng hoá theo các quy định về pháp luật hải quan; đảm bảo vận chuyển hàng hóa an toàn và an ninh, cụ thể là đảm bảo các phương tiện vận tải và hàng hóa đang được vận chuyển không bị tiếp cận và can thiệp trái phép.
Doanh nghiệp cho thuê kho bãi đảm bảo hàng hóa trong kho ngoại quan luôn được đặt dưới sự giám sát hải quan; tuân thủ các quy định bắt buộc đối với việc coi giữ hàng hóa theo thủ tục lưu kho hải quan; tuân thủ các điều kiện cụ thể được quy định theo thẩm quyền của hải quan; bảo vệ khu vực lưu giữ hàng hóa trước sự xâm phạm từ bên ngoài; và bảo vệ hàng hoá trước các hành vi tiếp cận, thay thế hoặc can thiệp trái phép.
Đại lý hải quan áp dụng những thủ tục pháp lý cần thiết theo các quy tắc hải quan, đảm bảo hàng hóa theo đúng các thủ tục hải quan.
Hãng vận tải đảm bảo vận chuyển hàng hóa an toàn và an ninh, cụ thể là đảm bảo các phương tiện vận tải và hàng hóa đang được vận chuyển không bị tiếp cận và can thiệp trái phép; Hãng có trách nhiệm cung cấp các tài liệu vận chuyển cần thiết; tuân thủ những thủ tục pháp lý cần thiết theo quy định của luật hải quan.
Các doanh nghiệp khác nhau trong chuỗi cung ứng đều dựa vào các quy trình an ninh của các đối tác kinh doanh nhằm đảm bảo an toàn cho các hàng hoá mà doanh nghiệp đang quản lý và nhằm duy trì “trạng thái an toàn”.
Có thể nói Dây chuyền cung ứng toàn cầu thuộc sở hữu của nhiều chủ thể, trong đó là những doanh nghiệp đang hoạt động trong dây chuyền cung ứng. Để cùng thực hiện được cả hai mục tiêu tạo thuận lợi và đảm bảo an ninh của Khung tiêu chuẩn về AEO, các cơ quan hải quan cần thông qua những quy định minh bạch và rõ ràng trong lĩnh vực hoạt động hải quan, khi mà những hoạt động này có thể tiếp tục được hiện đại hoá, điều chỉnh và tăng cường vì lợi ích của cộng đồng doanh nghiệp quốc tế. Hải quan cần xem xét một cách chủ động đối với những vấn đề có thể dựa trên nguồn lực hiện có nhằm hỗ trợ doanh nghiệp được hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả nhất. Cộng đồng thương mại và vận tải quốc tế có những kinh nghiệm và kiến thức để có thể hỗ trợ cơ quan hải quan trong việc thực hiện trách nhiệm đảm bảo an ninh và tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại. Khu vực tư nhân cần tận dụng cơ hội này để thiết lập mối quan hệ đối tác với cơ quan hải quan và hỗ trợ hải quan thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến an ninh. Quan hệ giữa Hải quan – Doanh nghiệp là mối quan hệ hữu cơ phản ánh sự tương quan cân bằng giữa tạo thuận lợi và tuân thủ pháp luật luôn gắn kết và là nòng cốt của quan hệ giá trị này.
Như vậy, mối quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp là một trong những nỗ lực nhằm thực hiện được cả hai mục tiêu an toàn, an ninh và tạo thuận lợi của dây chuyền cung ứng.
4.2. Những lợi ích của doanh nghiệp được ưu tiên theo khung tiêu chuẩn
Theo Khung tiêu chuẩn về an ninh và tạo thuận lợi cho thương mại toàn cầu gồm có 4 thành phần, trong đó thành phần cuối cùng là những lợi ích mà Hải quan mang lại cho doanh nghiệp đáp ứng được những tiêu chuẩn và thông lệ tối thiểu về an ninh của dây chuyền cung ứng. Về cơ bản những lợi ích đối với các doanh nghiệp AEO, gồm:
Thứ nhất, các biện pháp thúc đẩy giải phóng hàng, giảm thời gian quá cảnh và chi phí lưu kho.
Để làm tốt điều này cơ quan hải quan của quốc gia cần xây dựng và thực tốt các vấn đề sau:
– Xây dựng bộ dữ liệu giải phóng hàng đã được thu gọn nhất có thể;
– Xúc tiến quá trình xử lý và giải phóng hàng nhanh, gọn, chính xác;
– Việc kiểm tra an ninh hàng hóa phải thực hiện ở mức tối thiểu;
– Ưu tiên sử dụng các kỹ thuật trong kiểm tra, kiểm soát hải quan, đảm bảo thực hiện kiểm tra không phá mẫu khi cần thiết phải kiểm tra hàng hóa;
– Giảm một số phí và lệ phí cho các doanh nghiệp được ưu tiên;
– Đảm bảo hoạt động liên tục của cơ quan hải quan có yêu cầu rõ ràng của doanh nghiệp.
Thứ hai, cho phép doanh nghiệp ưu tiên truy cập vào thông tin có giá trị
Các doanh nghiệp được ưu tiên được phép truy cập các thông tin liên quan đến các lĩnh vực:
– Tên và các thông tin liên lạc của các doanh nghiệp ưu tiên khác khi có sự đồng ý của những doanh nghiệp ưu tiên này;
– Danh sách tất cả các nước đã thông qua Khung tiêu chuẩn của WCO;
– Danh mục các tiêu chuẩn và thông lệ về an ninh đã được công nhận.
Thứ ba, các biện pháp cụ thể liên quan đến các giai đoạn khó khăn của doanh nghiệp hoặc khi mức độ rủi ro gia tăng
Cơ quan hải quan nghiêm chỉnh thực hiện các quy định đối với các doanh nghiệp được ưu tiên nhưng đang gặp rủi ro trong các trường hợp:

Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

Hãy nói chuyện với chúng tôi hôm nay


KHÁCH HÀNG CỦA OCEAN LOGISTICS